Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

"Thay trời hành đạo" và "Thượng tôn pháp luật"




Quanh chuyện nữ nhân viên hàng không Nguyễn Lê Quỳnh Anh bị hai hành khách hành hung tại sân bay Nội Bài ngay trong ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2016.
Ban đầu, ông Trần Hoài Phương - Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Bắc cho rằng, "về tình thì có thể hiểu họ bức xúc khi thấy đàn ông đánh phụ nữ nên can thiệp. Nhưng về lý thì thì việc “ra tay” như vậy dễ dẫn tới vụ đánh lộn lớn nếu bạn bè, người quen của hai bên xông vào đánh nhau.

“Nếu xác minh được, chúng tôi cũng xem xét làm rõ luôn hành khách kia về hành vi gây rối trật tự công cộng. Vụ việc để các cấp có thẩm quyền giải quyết  trên cơ sở quy định pháp luật. Nếu ai cũng ra can thiệp theo cách như vậy thì dễ thành đánh lộn đông người náo loạn địa bàn nhạy cảm như sân bay” - ông Phương nói. (chi tiết tại đây:

Nhưng sau đó, nhiều người lại cho rằng đó là "Lục Văn Tiên" thời nay, trong đó có cả những người làm việc trong cơ quan chức năng. Ông Tô Tử Hùng - Phó trưởng phòng An ninh Cục Hàng không VN cho rằng:

Đây là hành động ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, hành động này đã chấm dứt sự việc gây rối nên không phải là hành vi gây rối.

“Đại biểu QH cũng đã khẳng định, hành động đó đã ngăn chặn được hành vi người đàn ông bắt nạt phụ nữ và hành vi đó không sai. Cá nhân tôi cho rằng, hành động đạp hành khách Trần Dương Tùng là chấp nhận được vì nó đã chấm dứt được hành vi hành hung gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên hàng không Vietnam Airlines”, ông Hùng nêu quan điểm."


Có nhiều cách khác phù hợp hơn để can thiệp vào sự việc nhưng hành khách này đã dùng cách "thay trời hành đạo" để bảo vệ nữ nhân viên hàng không, rồi hành động này lại được những người đại diện cho cơ quan chức năng cổ vũ, đồng tình thì đúng là VN sẽ còn rất xa với với nền văn minh của thế giới.

Luật pháp không cho phép mọi cá nhân hành động theo kiểu “thay trời hành đạo”. Tất cả mọi cá nhân trong xã hội đều phải thượng tôn pháp luật, bởi bản chất của pháp luật là do chính người dân lập ra (thông qua các đại diện của mình) và uỷ quyền cho chính phủ thực hiện. 

Chúng ta cần tham khảo tư tưởng của Fukuzawa Yukichi (nhà khai sáng thời Minh Trị của Nhật Bản) về vấn đề này:

"Quốc dân phải làm tròn bổn phận “một thân hai vai”

Chính phủ là người đại diện cho nhân dân, làm theo ý nguyện của nhân dân. Nhiệm vụ của chính phủ là trấn áp, bắt giữ kẻ có tội, bảo vệ người vô tội. Nếu mọi sự đều diễn ra trôi chảy như vậy thì trị an, trật tự trong nước tốt đẹp biết bao!
Người ta thường gọi kẻ có tội là ác nhận, gọi người vô tội là lương thiện.

Giả thử có kẻ xấu định gây nguy hại, chẳng hạn như chúng định hãm hại bố mẹ, vợ con chúng ta. Về lý mà nói, trong trường hợp này người lương thiện hoàn toàn có quyền tự vệ trước bạo lực của kẻ xấu và còn có quyền “dần cho chúng một trận nhừ tử”. Nhưng không phải lúc nào người lương thiện cũng có thể chống trả nổi lũ người xấu chỉ biết cậy vào sức mình. Mà cứ cho là có thể tự vệ được đi nữa thì cũng phải bỏ ra rất nhiều tiền bạc để lo phòng chống tội phạm.

Nhưng, chẳng phải chúng ta đã thoả thuận với chính phủ rằng người dân uỷ thác cho chính phủ - với tư cách làm người đại diện cho quốc dân – đứng ra bảo vệ trật tự, trị an, đổi lại người dân sẽ đóng thuế đảm bảo cho khoản chi cần thiết của chính phủ, kể cả lương lậu cho các viên chức đó sao? Ngoài ra, chính phủ - với tư cách là tổng đại diện cho người dân – có quyền hành để giải quyết tức thì bất cứ việc gì xảy ra, theo hướng có lợi cho nhân dân.

Quốc dân nghe theo chính phủ không có nghĩa là chúng ta tuân theo pháp luật do chính phủ soạn thảo. Cái mà chúng ta tuân theo chính là luật pháp do chính chúng ta lập ra. Chúng ta phá luật tức là chúng ta tự xé bỏ những quy định do bản thân chúng ta đặt ra. Nếu vi phạm luật, chịu sự trừng phạt thì đó không phải là do chính phủ mà là theo luật do tự chúng ta quy định.

Mỗi người dân chúng ta có hai nhiệm vụ. Thứ nhất là lập ra chính phủ làm đại diện cho chúng ta, để bắt giữ kẻ xấu trong xã hội, bảo vệ dân lành. Thứ hai là thực hiện đúng sự thoả thuận với chính phủ, tuân thủ pháp luật và được chính phủ bảo vệ.

Theo lệ đó, một khi chúng ta đã giao phó quyền lực chính trị cho chính phủ thì nhất thiết không được vi phạm thoả thuận, nhất quyết không được quay lưng lại luật pháp. Bắt giữ lũ sát nhân, xử tử hình chúng là quyền hạn thuộc chính phủ. Quyền xét sử cũng như hoà giải mọi cuộc tranh chấp không phải là việc để quốc dân chúng ta phải nhúng tay vào. Nếu chỉ “vì căm thù” mà tự ý phán xử, bằng cách giết bọn ác nhân, hành động như vậy sẽ là phạm tội. Tội này khó được pháp luật bỏ qua. Không có sai phạm nào lớn như sai phạm này.

Ở quốc gia văn minh phát triển, hành vi “ cá nhân tự coi mình có quyền phán quyết, hành xử” bị luật pháp khép tội rất nặng. Còn tại Nhật Bản, người ta lầm tưởng rằng chính phủ rất có uy. Nhưng thật ra nhiều người chỉ biết sợ chính phủ thôi, chứ hoàn toàn không am hiểu luật, không biết được luật pháp cao quý ra sao.

Bây giờ tôi sẽ giải thích rõ hơn, vì sao bất kỳ cá nhận nào cũng không được “tự ý phán quyết hành xử”, cũng như vì sao luật pháp lại quý giá đến như vậy.

Tôi lấy ví dụ thế này. Có một lũ cướp, xông vào nhà mình, đe doạ gia chủ và định thực hiện hành vi cướp tài sản. Theo luật thì chủ nhân phải báo ngay cho nhà chức trách biết. Nhưng thực tế, vì sự việc xảy ra quá bất ngờ, gia chủ luống cuống và cũng chẳng có thời gian để làm việc đó. Trong lúc bọn cướp đã xông vào nhà và bắt đầu cướp tài sản, gia chủ muốn ngăn lũ cướp lại, nhưng một mình thì rất nguy hiểm nên hợp sức với mọi người trong nhà chống chọi lại lũ cướp. Nhờ thế mà lũ cướp bị tóm và bị giải tới nhà chức trách. Khi bắt được lũ cướp, gia đình dùng gậy gộc, dao kiếm gây thương tích cho lũ cướp, đánh què chân, có trường hợp vì quá tay nên đánh chết bọn cướp.

Tuy vậy, gia chủ và những người trong nhà không bị khép tội “tự coi mình có quyền phán quyết hành xử”. Vì họ rơi vào hoàn cảnh buộc phải dùng phương tiện tự vệ để bảo vệ tính mạng, bảo vệ tài sản của mình.

Trừng phạt tội phạm là quyền hạn của chính phủ, dứt khoát không phải là bổn phận hay trách nhiệm của một cá nhân nào cả. Vì vậy, trường hợp bắt được lũ cướp và cho dù chúng ta chưa bị chúng gây thương tích gì cả, nhưng chỉ vì quá căm tức mà đánh đập hay giết phắt chúng đi là không được. Luật pháp không cho phép, dù chỉ dùng một ngón tay động vào cơ thể chúng. Nhiệm vụ của chúng ta là phải cấp báo ngay cho các nhà đương cục và chờ đợi sự phán xử của chính phủ. Nếu tóm chúng xong, chúng ta hành động theo cảm tính, tức là “tự cho mình có quyền đánh đập, trả thù”, thì hành động như thế tương đương với tội cố ý giết người vô tội, sẽ bị luật pháp khép vào tội giết người.

Luật pháp của quốc gia nghiêm minh có nghĩa là vậy."

Thực tế chúng ta vẫn thường thấy, hành động can thiệp phù hợp thường được sử dụng đó là ra căn ngăn, tách những người trong cuộc ra, hoặc mạnh hơn là ôm hành khách Tùng chẳng hạn cũng là một cách... chứ không phải cứ thấy vấn đề là "động thủ", dù cho không biết sự tình cụ thể diễn ra như thế nào mà chạy đến, và đạp thẳng vào hành khách Tùng như sự việc đã diễn ra.



Trong nguyên lý căn bản của luật pháp cũng có nói về quyền tự vệ chính đáng. Trong tình huống chờ đến sự can thiệp của chính quyền mà có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, thì chúng ta có quyền "tự vệ", lúc này pháp luật sẽ bảo vệ người bị hại. Trong tư tưởng của Fukuzawa Yukichi cũng có đề cập đến quyền tự vệ (như đã đề cập ở trên). Tất nhiên, khi cơ quan chức năng hoạt động kém hiệu quả, thì người dân ở đó sẽ thường sử dụng hành động "thay trời hành đạo", nhưng hậu quả xảy ra cũng rât thương tâm, điển hình như những vụ giết chết kẻ trộm chó đã diễn ra ở đất nước này. Hình ảnh để lại cho đất nước này, đó chính là những hình ảnh con người vô cảm trước sự thương tâm của người khác (hình ảnh "mackeno") và cả những hành ảnh đầy bạo lực, thay trời hành đạo như vẫn thường thấy. Cả hai loại hành động này, đều ít xảy ra ở các xã hội văn minh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét