Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Tham lam và nghèo đói dưới góc nhìn của Fukuzawa Yukichi

1. “Tham lam” đối với người khác chính là nguồn gốc của mọi thói xấu

Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm, thói lỗ mãng và lòng cương trực, thói ngoan cố và lòng thành thực, tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.
Tuy vậy, duy có một thứ, vốn dĩ tố chất gốc đã là xấu, cho nên bất cứ ở đâu, dù ở mức độ nào và nhằm mục đích ra sao, thì nó vẫn cứ là thói xấu. Thứ đó chính là tham lam. Muốn có được thứ vượt xa năng lực của mình mà lại không nỗ lực để đạt được nó.
Tham lam thường ngấm ngầm nảy sinh trong lòng. Tham vọng khiến người ta lập mưu tính kế hãm hại người khác nhằm thỏa mãn sự ghen tức, hay xoa dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thế, những kẻ ôm ấp lòng tham không hề đóng góp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội.
Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. Đây là một thói đê tiện. Nhưng nó không phải là nguyên nhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phải thấy rằng chính tham lam đã sản sinh ra những thói đê tiện ấy mới đúng.
Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.
Thái độ cay cú ngờ vực, ghen ghét, hèn nhát… cũng từ tham lam mà ra. Từ những hành vi thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn… tất cả đều phát sinh từ tham lam.
Trên phạm vi quốc gia, những tai họa do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân. Khi đó thì mọi lợi ích công đều bị biến thành lợi riêng của một nhóm người.

2. Nghèo khổ không phải là nguyên nhân

Trên đây Fukuzawa Yukichi đã đề cập tác hại của lòng tham trong quan hệ giao tiếp giữa con người với con người.
Vậy thì cái gì là nguyên nhân chủ yếu khiến cho con người ghen tức trước hạnh phúc của người khác, cầu cho người khác gặp bất hạnh?
Phải chăng đó là do cuộc sống quá khổ cực, quá bế tắc?
Không, không phải như vậy. Nếu cho rằng gốc rễ của tham lam là nghèo khổ thì tất cả những người nghèo khổ trong xã hội đều bày tỏ sự bất bình, những người giàu có trong xã hội sẽ trở thành cái “đích” của sự căm tức và như thế thì mọi quan hệ, giao tiếp trong thế giới này một ngày cũng không giữ nổi.
Nhưng thực tế thì khác hẳn. Con người dù có nghèo khổ đến đâu đi nữa, khi đã hiểu được vì sao mình nghèo khổ, vì sao mình hèn kém và nguyên nhân là tại mình thì sẽ không bao giờ họ mang thói đố kỵ bừa bãi đối với người khác. Bằng chứng có lẽ cũng không cần phải trưng ra đây.
Hiện nay, trong xã hội tồn tại sự chênh lệch giàu nghèo, sang hèn… cứ nhìn vào quan hệ giao tiếp giữa người với người thì sẽ rõ. Vì thế, tôi mới nói rằng phú quý giàu sang không phải là đối tượng của sự căm tức. Nghèo khổ hèn kém không phải là nguồn gốc của sự bất bình.

=> Hãy sống thương phương châm của người Hawaii bản địa, luôn chúc mừng trước niềm vui của người khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét