Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Khi người dân thờ ơ với vận mệnh quốc gia - Nguyên nhân và hậu quả

Chúng ta hàng ngày đều quan sát thấy sự thờ ơ của mọi người xung quanh trước những thực trạng bất thường của xã hội, ai cũng chỉ lo cho cái lợi của mình mà có thể làm tổn hại đến lợi ích của những người xung quanh, hay tệ hại hơn nữa là bỏ mặc những vấn đề thuộc vận mệnh của quốc gia.
Mới đây, ngay tại Nghị trường Quốc hội, Đại biểu Đặng Thuần Phong - Bến Tre cũng nói rằng tình trạng thờ ơ của người dân trước vận mệnh quốc gia là đáng báo động.

(Chi tiết tại đây: https://www.baomoi.com/xu-the-tho-o-chinh-tri-trong-lop-tre-rat-dang-bao-dong/c/23772942.epi)

(Ảnh: http://cafef.vn)

Vậy nguyên nhân do đâu và hậu quả như thế nào, chúng ta có thể tham khảo ý tưởng của những triết gia lớn khi nhận định về vấn đề này từ hàng trăm nước trước.

Trước hết là quan điểm của nhà khai quốc công thần Nhật Bản thời Minh Trị - Fukuzawa Yukichi (1835-1901), ông cho rằng nguyên nhân rất lớn là quan điểm sai lầm của Khổng Tử về mối quan hệ giữa người dân và nhà nước, cụ thể như sau:



"Cổ nhân có câu: “Dân thì phải tuân theo sự cai trị. Còn cai trị thế nào thì dân không cần phải biết”. Câu này có nghĩa là ở trên đời, những người hiểu được đạo lý không nhiều. Chi bằng thiểu số người đó lên nắm chính trị, cai trị nhân dân, bắt nhân dân phải tuân theo chính sách vạch ra là được. Không cần phải thông báo hay giải thích gì cả. Như thế tốt hơn là việc cái gì cũng phải giải thích, phải cắt nghĩa, mà có giải thích xong, cắt nghĩa xong thì đâu lại vào đấy cứ như nước đổ đầu vịt vậy.
Đây là lời răn dạy của Khổng Tử. Nhưng lời răn này thật phi lý, hoàn toàn xa rời thực tế.
Người có năng lực để có thể cai trị được dân chúng thật ra rất ít ỏi. Trong cả ngàn người may ra mới có được một người. Giả dụ, dân số của một quốc gia nọ là một triệu người. Trong số đó chỉ có một người có tri thức. Chín trăm chín mươi nghìn người còn lại là những kẻ một chữ cắn đôi cũng chịu. Cứ cho rằng một nghìn người có trí tuệ đó, cai trị số dân ngu bằng tất cả lòng yêu thương, chăm bẵm họ như chăm bẵm bầy cừu. Và chín trăm chín mươi nghìn người mù chữ này cũng một mực tuân theo lời răn dạy của “cha mẹ dân”, sống trong cảnh ngu si hưởng thái bình. Cứ như thế, dần dần quan hệ giữa người cai trị và nhân dân sẽ trở thành quan hệ chủ nhân và khách ăn nhờ ở đậu. Mà đã là phận khách ăn nhờ ở đậu thì nhân dân (khách) cứ chỉ biết dựa vào chính phủ (chủ nhân). Người dân đâu cần màng tới việc nước, càng không chút mảy may lo lắng tới vận mệnh quốc gia. Việc quốc gia đại sự đã có chủ nhân lo rồi.
Và cũng giả dụ, quốc gia này bị nước ngoài gây hấn, chiến tranh bùng nổ. Và cứ giả thử là không có một người dân nào phản bội, bán mình cho nước ngoài. Vậy thì sự thể sẽ ra sao?
Từ trước tới nay, dân chúng như bầy cừu ngoan ngoãn nghe theo chính phủ và họ cũng chẳng có điều gì phải phàn nàn về chính phủ cả, nhưng khi bảo họ phải hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước thì đừng tưởng rằng họ cũng sẽ một mực tuân theo. Tôi chắc rằng phần lớn sẽ tìm cách thoái thác, tìm cách bỏ trốn. Tức là khi có việc đại sự như lúc đất nước lâm nguy thì người dân chỉ biết lo cho sự an toàn của bản thân, không có lòng yêu nước. Và như thế khó mà giữ được sự độc lập cho đất nước."

Tiếp theo là quan điểm của triết gia Montesquieu (1689-1755) cho rằng:
"Trong một nước mà dân không tham dự vào việc quản lý đất nước thì họ chỉ nồng nhiệt lên vì một diễn viên hay vì một công chuyện gì đó của họ. Điều bất hạnh cho một nước cộng hòa là khi người ta dùng tiền để làm bại hoại dân chúng, khiến dân chúng thờ ơ, chỉ thích thú với tiền bạc mà không thích thú với công việc quốc gia, chẳng cần biết đến chính phủ và các dự án quốc gia là gì, mà chỉ lẳng lặng chờ được thuê tiền để bỏ phiếu."

Một xã hội mà chúng ta quan sát thấy là: giới trẻ thì có thể điên cuồng lên chỉ vì được gặp thần tượng của mình là những diễn viên, ca sĩ,... người dân chỉ biết "ấm thân", chỉ biết đến tiền, so sánh ganh đua với nhau về sự giàu có về tiền bạc. Gặp chuyện bất thường của người khác thì thờ ơ, gặp vấn đề của mình thì chỉ biết kêu than, khóc lóc.

Chung quy lại cũng chỉ là do người dân không ý thức được quyền của mình, và nếu có biết cũng không dám đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình để là một con người đầy đủ theo đúng nghĩa của nó, trở thành một cá thể tự lập, tự cường và cùng nhau xây dựng cho một đất nước cường thịnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét